Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc covid chuẩn nhất 2022
Làm thế nào để chăm sóc trẻ em mắc covid? Nếu gia đình có trẻ em mắc covid thì nên làm thế nào? Trong bài viết dưới đây, Trung Tâm Bác Sĩ Gia Đình Mydr.home sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc trẻ em từ A – Z chuẩn bộ y tế, giúp trẻ mau chóng khoẻ mạnh và tái hoà nhập cộng đồng. Mời mọi người cùng tham khảo.
Tiêu chí để được tự chăm sóc trẻ em mắc covid tại nhà
- Trẻ em mắc covid được khẳng định nhiễm SARS-COV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bố mẹ, người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ ( không khó thổ, không suy hô hấp, Sp02>96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi)
- Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định
Chuẩn bị cần thiết để chăm sóc trẻ tại nhà
1. Các vật dụng cần có tại nhà
- Nhiệt kế
- Máy đo Sp02 cá nhân ( nếu có )
- Khẩu trang y tế
- Phương tiện vệ sinh tay…
- Vật dụng cá nhân cần thiết
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
2. Thuốc điều trị tại nhà
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol ( gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg, hoặc 250mg ) đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Thuốc cân bằng điện giải: oresol, gói bù nước, chất điện giải khác
- Thuốc giảm ho ( Ưu tiên thuốc từ thảo mộc) đủ dùng 5-7 ngày
- Dung dịch nhỏ mũi: Natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 6-7 ngày
- Thuốc điều trị bệnh nền( nếu cần đủ sử dụng trong 01-02 tuần )
3. Phương tiện liên lạc
- Điện thoại, số điện thoại của cơ sở y tế ( trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sĩ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh )
4. Cách ly, phòng lây nhiễm
- Tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc, nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh, luôn mở cửa sổ.
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa trẻ mắc covid 19 và những người khác ( nếu có thể )
- Đeo khẩu trang: trẻ em mắc covid 19 ( với trẻ >2 tuổi , người chăm sóc và người trong gia đình. )
THEO DÕI SỨC KHỎE
TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
A, Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo spo2, bú/ăn, đo nhiệt độ ít nhất 2 lần/ngày, mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
B, Khi có bất kì 1 trong các TRIỆU CHỨNG BẤT THƯỜNG cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám:
1, Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì. co giật
2, Sốt cao liên tục >39 độ và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. hoặc sốt không cải thiện sau 48h
3, Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:
Trẻ <2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút
Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút;
Trẻ từ 12 tháng đến <5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.
4, Trẻ thở bất thường: khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn..
5, Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít…
6, Tím tái
7, Spo2<96% ( nếu có máy spo2 )
8, Nôn mọi thứ
9, Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
10, Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng..
11, Bất kì tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu
TRẺ TỪ 5 TUỔI TRỞ LÊN
A, Theo dõi các hậu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, spo2, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niệm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.
B, Khi có bất kì 1 trong các TRIỆU CHỨNG BẤT THƯỜNG cần cảnh báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám:
1, Cảm giác khó thở
2, Ho thành cơn không dứt
3, Không ăn/uống được
4, Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiến sau 48 giờ
5, Nôn mọi thứ
6, Đau tức ngực
7, Tiêu chảy
8, Trẻ mệt, không chịu chơi
9, Spo2 < 96%
10, Thở nhanh: nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi ≥ 20 lần/phút
11,Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn
12, Bất kì tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu
XÉT NGHIỆM ĐỂ KẾT THÚC CÁCH LY, CHĂM SÓC TẠI NHÀ
- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính vi rút SARS-COV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc thực hiện tại nhà
- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ vắc xin theo quy định.
Trẻ em có nguy cơ mắc covid thấp hơn hay cao hơn người lớn?
Cho đến nay, dữ liệu cho thấy trẻ em mắc COVID dưới 18 tuổi chiếm khoảng 8,5% các trường hợp được báo cáo, với tỷ lệ tử vong tương đối ít so với các nhóm tuổi khác và bệnh thường nhẹ.
Tuy nhiên, các trường hợp bệnh tật nguy kịch đã được báo cáo. Đối với người lớn, các tình trạng bệnh lý có sẵn được cho là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh nặng và nhập viện chăm sóc đặc biệt ở trẻ em.
Các nghiên cứu sâu hơn đang được tiến hành để đánh giá nguy cơ lây nhiễm ở trẻ em và để hiểu rõ hơn về sự lây truyền ở nhóm tuổi này.
Vì trẻ em thường bị bệnh nhẹ hơn và ít triệu chứng hơn, các trường hợp đôi khi có thể không được chú ý. Quan trọng hơn, dữ liệu ban đầu từ các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm ở thanh thiếu niên có thể cao hơn ở trẻ nhỏ.
Thời kỳ ủ bệnh ở trẻ em cũng giống như ở người lớn. Khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với COVID-19 đến khi các triệu chứng bắt đầu thường khoảng 5 đến 6 ngày, và dao động từ 1 đến 14 ngày.
Cách phát hiện trẻ bị mắc covid
Con bạn nên được kiểm tra COVID-19 nếu chúng có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Sốt.
- Đau họng mới.
- Ho mới (không liên quan đến bệnh mãn tính).
- Khó thở mới hoặc khó thở.
- Chảy nước mũi / nghẹt mũi mới.
- Mất vị giác hoặc khứu giác mới.
- Đau cơ mới.
Trẻ bị COVID-19 cũng có thể bị đau bụng (vùng bụng), tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, kém ăn hoặc bỏ bú, nhức đầu, đau khớp hoặc mệt mỏi. Chỉ riêng những triệu chứng này không phải là lý do để kiểm tra trừ khi con bạn đã tiếp xúc với người có COVID-19.
1.Hiện việc phát hiện và chăm sóc trẻ em mắc covid gặp phải nhiều khó khăn
Hiện nay, covid xuất hiện nhiều biến chủng mới khiến chúng ta phải thật sự cẩn thận. Có rất nhiều trẻ bị mắc covid thường sẽ có những biểu hiện cơ bản, nhưng có một vài trẻ thì lại không.
2.Nên test nhanh để phát hiện bệnh nhanh chóng và điều trị sớm
Cách tốt nhất để phát hiện ra trẻ bị covid đó chính là dùng que test nhanh. Hoặc bạn có thể đem đến trung tâm y tế gần nhất để có thể xác minh được tình trạng bệnh hiện tại. Từ đó chuẩn bị tâm lý chăm sóc trẻ em mắc covid tốt hơn.
Nếu con bạn có các triệu chứng COVID-19, hãy tìm lời khuyên y tế ngay khi chúng bắt đầu cảm thấy không khỏe, ngay cả khi các triệu chứng nhẹ.
3.Cách ly trẻ với những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao
Nếu bác sĩ cho biết việc chăm sóc con bạn tại nhà là an toàn, hãy cố gắng cho bé hạn chế tiếp xúc với những người trong gia đình. Đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh nặng – khỏi bị lây nhiễm.
Nếu có thể, người chăm sóc trẻ em mắc covid phải thật khoẻ mạnh và có kháng thể cao, khó mắc covid. Nếu không thể tách trẻ tránh xa toàn bộ người trong gia đình, hãy cố gắng tách những người có nguy cơ mắc bệnh nặng ra khỏi trẻ bị nhiễm bệnh.
CHĂM SÓC TRẺ MẮC COVID THẾ NÀO ĐÚNG CÁCH
1.Không nên cô lập trẻ
Khi chăm sóc trẻ em mắc covid, bạn nên nói chuyện với bé về COVID-19 và lý do tại sao việc cố gắng giữ khoảng cách với các thành viên khác trong gia đình trong một thời gian là điều quan trọng.
Nếu bạn đang chăm sóc trẻ em mắc covid (từ 6 tuổi trở lên), nên đeo khẩu trang y tế vừa vặn khi tiếp xúc gần và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc chất xoa tay có cồn.
Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi của trẻ.
Đảm bảo với bé rằng bạn sẽ chăm sóc chúng và dành thời gian nghỉ ngơi, chúng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
2.Lắng nghe câu hỏi hoặc những lo lắng của con bạn
Đại dịch đã gây ra rất nhiều lo lắng và bất an cho mọi người. Khi trẻ bị mắc COVID-19 có thể có nhiều loại cảm xúc, từ tức giận, lo lắng đến buồn bã. Trong khi chăm sóc trẻ em mắc covid, trẻ em hay gặp tình trạng này. Hãy kiên nhẫn và an ủi trẻ rằng mọi việc sẽ qua nhanh thôi.
Một số trẻ em có thể đã nghe thông tin sai lệch về COVID-19 từ bạn bè hoặc trực tuyến khiến chúng lo lắng hoặc xấu hổ. Kiểm tra những gì trẻ biết biết và nếu cần, hãy chia sẻ thông tin chính xác bằng cách sử dụng các trang web đáng tin cậy từ các trang báo điện tử uy tín.
3.Đáp ứng nhu cầu của con bạn
Cùng nhau nghĩ ra các cách để trẻ có thể duy trì kết nối với các thành viên khác trong gia đình và bạn bè.
Khi chăm sóc trẻ em mắc covid, cố gắng tạo không gian thoải mái nhất với trẻ.
Nếu trẻ cảm thấy đủ khỏe trong quá trình bạn chăm sóc trẻ em mắc covid, hãy cố gắng tìm ra những cách chơi sáng tạo để kích thích khả năng của bé. Chơi và học tiếp tục là một phần quan trọng trong cuộc sống của một đứa trẻ.
4.Theo dõi các triệu chứng
Lúc chăm sóc trẻ em mắc covid, nếu các triệu chứng của con bạn xấu đi, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn ngay lập tức.
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu trẻ không thể bú mẹ. Hoặc nếu trẻ đột nhiên tỏ ra bối rối, bỏ ăn hoặc nếu mặt hoặc môi của chúng chuyển sang màu xanh.
Chăm sóc trẻ em mắc covid từ 2 tháng tới 12 tháng
Khi chăm sóc trẻ em mắc covid, bạn nên lưu ý: Những trẻ em mắc covid từ 2 tháng tới 12 tháng thường khiến quý phụ huynh hoang mang. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc, khả năng trẻ hồi phục sẽ nhanh và cực kỳ cao. Lúc này, quý phụ huynh cần:
Quan sát nhịp thở của trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở bình thường sẽ là < 60 lần/phút. Đối với trẻ từ 2 – 12 tháng, nhịp thở bình thường sẽ là < 50 lần/phút. Trẻ từ 12 tháng trở lên < 40 lần/phút. Đối với trẻ > 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút; Trẻ > 12 tuổi được theo dõi theo chỉ số của người lớn.
Khi điều trị cho trẻ tại nhà, quý phụ huynh nên chuẩn bị các loại thuốc dự phòng như: Hạ sốt; bù nước điện giải; có thể bổ sung Vitamin tổng hợp; thuốc điều trị ngạt tắc mũi; thuốc ho.
Trong quá trình chăm sóc trẻ em mắc covid, khi nào liên hệ với bác sĩ?
Trong quá trình chăm sóc trẻ em mắc covid, trẻ có các triệu chứng nhẹ (như sốt, đau họng nhẹ, nghẹt mũi, ho nhẹ, đau nhức) bạn hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà được.
Khi chăm sóc trẻ em mắc covid, bạn nên gọi số hotline của trung tâm y tế nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Ở trẻ sơ sinh dưới 12 tuần, sốt trên 38 ° C (Không cho uống thuốc hạ sốt cho đến khi bạn nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá.).
- Ở trẻ lớn hơn, sốt trên 40,5 ° C.
- Sốt trên 39,1 ° C không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc kéo dài hơn 3 ngày.
- Khó thở.
- Thở khò khè (tiếng rít khi thở).
- Không uống chất lỏng.
- Ở trẻ sơ sinh, không có nước tiểu trong tã trong 8 giờ.
- Ở trẻ em trên 3 tuổi, không có nước tiểu trong 10 giờ.
- Hôn mê (cực kỳ mệt mỏi hoặc mệt mỏi) hoặc ngủ quá nhiều.
- Đau tai.
- Đau họng nghiêm trọng.
- Phát ban bao phủ phần lớn cơ thể.
- Nếu con bạn có các vấn đề y tế khác.
- Bất cứ lúc nào bạn lo lắng về tình trạng của con mình.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp mọi người biết được cách chăm sóc trẻ em mắc covid và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về chăm sóc người bệnh bị mắc covid, hãy theo dõi bacsihanoi24h.com để có thêm các thông tin bổ ích, giúp bạn trang bị được kiến thức chăm sóc người thân trong gia đình và có kỹ năng vững vàng để vượt qua được đại dịch.